Search

TUYỂN SINH TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ ĐỢT 1 NĂM 2025

Năm 2025, Trường Đại học Nha Trang tuyển sinh 15 ngành trình độ thạc sĩ bằng hình thức: Xét hồ sơ.

TUYỂN SINH TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ ĐỢT 1 NĂM 2025

Trường Đại học Nha Trang thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ năm 2025, như sau:

  1. Ngành đào tạo, thời gian và hình thức đào tạo

TT

Ngành/Chuyên ngành

Mã ngành

Định hướng CTĐT

Chỉ tiêu

1

Công nghệ thực phẩm

8540101

Nghiên cứu

20

2

Công nghệ chế biến thủy sản

8540105

Nghiên cứu

20

3

Công nghệ sinh học

8420201

Ứng dụng

20

4

Kỹ thuật ô tô

8520130

Nghiên cứu

15

5

Kỹ thuật cơ khí động lực

8520116

Nghiên cứu

15

6

Kỹ thuật cơ khí (gồm 2 chuyên ngành: Kỹ thuật chế tạo, Kỹ thuật nhiệt lạnh)

8520103

Nghiên cứu

20

7

Kỹ thuật xây dựng

 

Ứng dụng

25

8

Nuôi trồng thủy sản

8620301

Ứng dụng

25

9

Khai thác thủy sản

8620304

Ứng dụng

15

10

Quản lý thủy sản

8620305

Ứng dụng

40

11

Quản lý kinh tế

8310110

Ứng dụng

50

12

Quản trị kinh doanh

8340101

Nghiên cứu

và  ứng dụng

70

13

Kinh tế phát triển

8310105

Nghiên cứu

và  ứng dụng

20

14

Kế toán

8340301

Ứng dụng

35

15

Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

8810103

Ứng dụng

30

2. Điều kiện dự tuyển

2.1.  Điều kiện văn bằng

- Thí sinh dự tuyển trình độ thạc sĩ phải có bằng tốt nghiệp đại học hoặc đã đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học[1] (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp với ngành đăng ký dự tuyển.

- Đối với thí sinh dự tuyển các chương trình thạc sĩ định hướng nghiên cứu yêu cầu hạng tốt nghiệp từ khá trở lên hoặc có công bố khoa học liên quan đến lĩnh vực sẽ học tập, nghiên cứu.

Lưu ý: văn bằng đại học do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định hiện hành (Quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp, ban hành tại Quyết định số 01/VBHN-BGDĐT ngày 08/01/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

2.2. Điều kiện ngoại ngữ

Người dự tuyển phải có năng lực ngoại ngữ từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam được minh chứng bằng một trong những văn bằng/chứng chỉ sau đây:

- Có bằng đại học của Trường Đại học Nha Trang mà chuẩn đầu ra ngoại ngữ được công bố trong chương trình đại học là bậc 3 (B1) trở lên trong thời gian không quá 24 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển.

- Có bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà chương trình được đào tạo bằng ngôn ngữ nước ngoài.

- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ (bằng 2 ngôn ngữ Anh hoặc ngoại ngữ khác như Đức, Nga, Pháp, Trung…).

- Có một trong các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế được công nhận tương đương bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam còn hiệu lực tính tới ngày đăng ký dự tuyển (xem Phụ lục 3).

- Có chứng chỉ B1 (bậc 3/6) trở lên còn hiệu lực do các đơn vị tổ chức thi tiếng Anh theo Khung năng lực 6 bậc Việt Nam do Bộ GD&ĐT cấp phép (xem Phụ lục 4).

Lưu ý: Danh mục các chứng chỉ ngoại ngữ và địa điểm thi được Bộ GD&ĐT cấp phép được đăng tải tại Thông báo số …../TB-ĐHNT, ngày ….. của Hiệu trưởng về Danh sách các chứng chỉ, các cơ sở cấp chứng chỉ ngoại ngữ được công nhận trong tuyển sinh và đào tạo sau đại học của Trường Đại học Nha Trang (xem tại địa chỉ website https://pdtsaudaihoc.ntu.edu.vn/tuyen-sinh).

Trường hợp thí sinh chưa có các văn bằng hoặc chứng chỉ chứng minh năng lực ngoại ngữ nói trên sẽ phải tham gia kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Anh đầu vào do Trường ĐH Nha Trang tổ chức. Thí sinh đạt tổng 50 điểm trở lên và điểm mỗi phần thi không dưới 30% là đạt yêu cầu ngoại ngữ xét tuyển.

2.3. Các trường hợp phải học bổ sung kiến thức trước khi xét tuyển

- Ứng viên tốt nghiệp đại học ngành gần, ngành phù hợp nhưng thuộc diện phải học bổ sung kiến thức trước khi dự tuyển phải đăng ký học bổ túc kiến thức theo quy định. Danh mục các ngành cần phải học bổ sung kiến thức và danh mục học phần bổ sung kiến thức ứng với từng ngành đào tạo xem Phụ 5..

3. Phương thức tuyển sinh

- Xét tuyển thông qua hồ sơ dự tuyển: dựa vào xếp loại tốt nghiệp, bảng điểm đại học, sơ yếu lý lịch, bài luận cá nhân và các chế độ ưu tiên khác (nếu có).

- Quy trình và tiêu chí xét tuyển: được thực hiện theo Quyết định số 420/QĐ-ĐHNT ngày 06/4/2023 của Hiệu trưởng về việc ban hành quy trình tổ chức tuyển sinh và các tiêu chỉ xét hồ sơ dự tuyển trình độ thạc sĩ của Trường Đại học Nha Trang

4. Thời gian tuyển sinh

Tuyển sinh được thực hiện 02 đợt chính thức trong năm với các mốc thời gian như sau:

TT

Nội dung

Đợt 1

Đợt 2

1

Hạn nộp hồ sơ

25/4/2025

15/9/2025

2

Đánh giá năng lực tiếng Anh đầu vào[2]

27/4/2024

21/9/2025

3

Học bổ túc kiến thức

02-4/2025

7-9/2025

4

Thời gian xét hồ sơ

12-16/5/2025

10-14/10/2025

5

Công bố kết quả xét tuyển

23/5/2024

20/10/2025

6

Lịch khai giảng dự kiến

15/6/2025

09/11/2025

5. Hồ sơ dự tuyển và cách đăng ký dự tuyển

5.1. Hồ sơ dự tuyển

Hồ sơ dự tuyển gồm các loại giấy tờ, văn bản sau đây:

- Đơn đăng ký dự tuyển (theo mẫu).

- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan công tác hoặc chính quyền địa phương.

- 02 (hai) bản sao bằng tốt nghiệp đại học và 01 (một) bản sao bảng điểm đại học có chứng thực.

- 02 (hai) bản sao các chứng chỉ hoặc văn bằng ngoại ngữ có chứng thực.

- 01 (một) bản sao căn cước công dân hoặc chứng minh thư (đối với ứng viên Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu (đối với ứng viên nước ngoài) có chứng thực.

- Bài luận cá nhân (hướng dẫn tại Phụ lục 1).

- Minh chứng về kinh nghiệm và thâm niên công tác (nếu có đối với một số ngành).

- Minh chứng về các đối tượng ưu tiên (nếu có).

Lưu ý: Mẫu hồ sơ đăng ký dự thi và các hướng dẫn chi tiết được thông tin tại địa chỉ web: https://pdtsaudaihoc.ntu.edu.vn/tuyen-sinh.

5.2. Hình thức đăng ký nộp hồ sơ

Bước 1. Thí sinh đăng ký dự tuyển và nộp lệ phí qua đường link: https://sinhvien.ntu.edu.vn/dkxettuyensaudaihoc/dangnhap

Bước 2. Thí sinh nộp hồ sơ bản giấy tại Phòng Đào tạo Sau đại học.

Địa chỉ liên hệ, nộp hồ sơ và lệ phí tuyển sinh: Phòng Đào tạo Sau Đại học, Trường Đại học Nha Trang, Phòng 301, Toà nhà Đa năng, Số 02 Tôn Thất Tùng, Tp. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Email: saudaihoc@ntu.edu.vn, Zalo: 0937230661 - 0978029957.

6. Lệ phí tuyển sinh

- Lệ phí đánh giá năng lực ngoại ngữ đầu vào (tiếng Anh): 600.000đ/thí sinh.

- Lệ phí xét tuyển: 1.100.000đ/thí sinh.

7. Học phí:

- Học phí tạm thu năm học 2024-2025:

+ Khối ngành III: Kinh doanh, quản lý: 700.000đ/tín chỉ

(Các ngành: Kế toán, Quản trị Kinh doanh)

+ Khối ngành IV: Khoa học sự sống, Khoa học Tự nhiên: 760.000đ/tín chỉ

(Ngành: Công nghệ Sinh học)

+ Khối ngành V: Kỹ thuật, công nghệ, thông tin, chế biến, thủy sản: 820.000đ/tín chỉ

(Các ngành: Công nghệ Thông tin, Kỹ thuật Cơ khí, Kỹ thuật ô tô, Kỹ thuật tàu thủy, Kỹ thuật Cơ khí động lực, Nuôi trồng Thủy sản, Khai thác Thủy sản, Quản lý Thủy sản, Công nghệ Chế biến Thủy sản, Công nghệ Thực phẩm)

+ Khối ngành VII: Nhân văn, khoa học xã hội, du lịch: 700.000đ/tín chỉ

(Các ngành: Quản trị Dịch vụ du lịch và Lữ hành, Kinh tế Phát triển, Quản lý Kinh tế)

Lộ trình tăng học phí được thực hiện hằng năm theo quy định và được công khai trước khi bắt đầu năm học.

[1] Minh chứng bằng Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời. Không chấp nhận giấy chứng nhận “đủ điều kiện tốt nghiệp” hoặc giấy chứng nhận “học hết chương trình” đại học.

[2] Áp dụng đối với các ứng viên chưa có chứng chỉ tiếng Anh bậc 3

  • Chia sẻ

Bài viết trước

Tuyển sinh trình độ thạc sĩ năm 2023